Kho ngoại quan là một thuật ngữ chuyên ngành thông dụng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, hải quan. Tuy nhiên nhiều người khi mới vào ngành, hoặc làm việc ở các lĩnh vực liên quan thì lại chưa thể nào cặn kẽ như người đã có kinh nghiệm lâu năm. Thậm chí nhiều người, dù có thể biết cơ bản khái niệm kho ngoại quan là gì, nhưng lại rất khó để giải thích, khá mơ hồ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm bắt chi tiết tất cả các thông tin về kho ngoại quan. Từ định nghĩa kho ngoại quan là gì cho đến các quy định kho ngoại quan trong pháp luật Việt Nam.
Kho ngoại quan chính là một khu vực kho bãi được ngăn cách với khu vực xung quanh, xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Mục đích của kho ngoại quan là dùng để tạm lưu trữ, bảo quản hoặc thực hiện các dịch vụ đơn giản như đóng gói, chia tách hàng hóa nhập từ nước ngoài hoặc hàng nội địa chuẩn bị xuất khẩu. Quy định cụ thể của hoạt động này sẽ căn cứ vào hợp đồng được ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng.
Ngoài ra, trong điều 4 luật Hải Quan 2014, tại khoản 10 cũng có nêu rõ khái niệm kho ngoại quan là gì. Cụ thể: “Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.”
Trên phương diện quốc tế, khi thường xuyên phải giao dịch với khách hàng nước ngoài, bạn cũng nên tìm hiểu kho ngoại quan trong tiếng anh là gì. Hiện nay khi đề cập tới khái niệm này trong các văn bản cũng như khi giao tiếp, thì “Bonded Warehouse” hoặc “Bonded Store” là 2 từ kho ngoại quan tiếng anh thông dụng nhất được nhiều người sử dụng.
Kho ngoại quan được phép thành lập ở các khu vực sau:
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đầu mối giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam với nước ngoài, có điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
- Các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, các khu kinh tế đặc biệt khác (sau đây viết là Khu công nghiệp).
- Kho ngoại quan, hàng hoá, phương tiện vận tải ra, vào hoặc lưu giữ, bảo quản trong kho ngoại quan phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật
- Có chức năng kinh doanh kho bãi, giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Có kho, bãi, tường rào ngăn cách với khu vực xung quanh, hệ thống đường vận chuyển nội bộ, hệ thống phòng chống cháy, nổ, bảo vệ, văn phòng kho và nơi làm việc của hải quan
- Có cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện vận tải phù hợp yêu cầu lưu giữ, bảo quản hàng hoá
- Đơn xin thành lập kho ngoại quan
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Sơ đồ thiết kế khu vực kho, bãi
- Chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng kho, bãi
Chủng loại hàng hóa lưu trong kho ngoại quan rất đa dạng, thuộc nhiều ngành nghề. Từ hàng thực phẩm, đồ gia dụng, may mặc, thiết bị máy móc cho đến linh kiện điện tử,… Miễn sao phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Chức năng kho ngoại quan dùng để lưu trữ các mặt hàng gồm có:
Các mặt hàng không được lưu trong kho ngoại quan, bạn cần lưu ý: Các hàng độc hại không được cấp phép; Hàng có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, ô nhiễm môi trường; Hàng lậu, hàng giả, hàng nhái các nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ từ Việt Nam; hàng hóa nằm trong danh mục cấm xuất nhập khẩu, trừ khi được Thủ tướng chính phủ cho phép,…
Trong Luật Hải quan điều 61 quy định, thời hạn tối đa để hàng hóa lưu trữ trong kho ngoại quan không được quá 12 tháng. Tính từ thời điểm hàng bắt đầu gửi vào kho.
Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu có lý do chính đáng sẽ được gia hạn 1 lần không quá 12 tháng. Điều này do Cục trưởng cục Hải quan quản lý kho ngoại quan xem xét và quyết định. Nếu quá thời hạn nêu trên mà chủ hàng hóa không chuyển hàng ra khỏi kho, thì hàng hóa sẽ được thanh lý theo quy định pháp luật.
Những ai được thuê kho ngoại quan? Đó là các thương nhân được phép kinh doanh xuất nhập khẩu, các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Với điều kiện những cá nhân, tổ chức này chứng minh được sản phẩm phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Hợp đồng thuê kho ngoại quan sẽ được chủ hàng và chủ kho ngoại quan trực tiếp thỏa thuận. Theo đó phải đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật. Trong đó, nội dung hợp đồng phải thể hiện rõ chủng loại hàng hóa, khối lượng – chất lượng hàng, thời hạn thuê, các hoạt động đi kèm, trách nhiệm của hai bên trong suốt quá trình thuê kho ngoại quan,…
Đối với hàng từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan, hồ sơ khai báo gồm: hợp đồng thuê kho ngoại quan, tờ khai hải quan và các chứng từ cần thiết khác.
Đối với hàng hoá từ Việt Nam đưa vào kho ngoại quan: chủ hàng hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng phải làm đầy đủ thủ tục hải quan như đối với hàng hoá xuất khẩu theo quy định của pháp luật trước khi gửi hàng hoá vào kho ngoại quan; hồ sơ phải nộp: hợp đồng thuê kho ngoại quan, tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan, tờ khai hàng đưa vào kho ngoại quan và các chứng từ cần thiết khác.
Đối với hàng hóa đưa ra nước ngoài, hồ sơ phải nộp: tờ khai xuất khẩu; giấy ủy quyền xuất hàng; phiếu xuất kho.
Hàng hoá từ kho ngoại quan nhập khẩu vào thị trường Việt Nam phải làm đầy đủ thủ tục hải quan, nộp thuế, thực hiện chính sách quản lý xuất nhập khẩu như đối với hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam.
Nhận báo giá các dịch vụ của DHS Logistics tại đây :
Thông tin liên hệ :
Công ty Cổ Phần Tiếp Vận Quốc Tế DHS
Fanpage: DHS Logistics
Website: www.dhslogistics.vn
Hotline: 1800 088856
Email: info@dhslogistics.vn
DHS INTERNATIONAL LOGISTICS
Địa chỉ: Tầng 9 Tòa VNPT số 33 Lý Thái Tổ, Phường Ninh Xá, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh.
VPĐD: Phòng 608 TD Plaza, 20A Lê Hồng Phong, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam
Hotline: 1800 088856
Email: info@dhslogistics.vn
Wechat: dt_0943361666
Skype: DHS Logistics