Bạn mới bắt đầu công việc kinh doanh hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài và không biết phải làm gì đầu tiên? Bạn đau đầu trong việc lựa chọn một nhà cung cấp uy tín, chất lượng với mức giá cạnh tranh? Thực tế, đối với người mới bắt đầu thì quy trình nhập hàng kinh doanh khá là phức tạp nên đòi hỏi mỗi cá nhân cần phải bỏ ra nhiều thời gian để nghiên cứu và thực hành mới có thể hiểu và thành thạo được.
Vậy nên, trong bài viết dưới đây, DHS Logistics sẽ chia sẻ đến bạn các bước chi tiết cần lưu ý khi lần đầu nhập hàng kinh doanh về Việt Nam nhé! Hy vọng bạn sẽ không gặp bất cứ vấn đề gì hoặc nếu có thì vẫn có thể giải quyết và vượt qua được.
Trước khi bạn nhập khẩu hàng hoá về Việt Nam kinh doanh thì hãy dành một ít thời gian để tự hỏi và trả lời 5 câu hỏi sau để có thể kiểm tra kĩ lại lập trường của bản thân nhé!
Bạn cần suy xét kỹ lưỡng liệu mặt hàng mà mình định nhập về liệu có cơ hội để bán chạy trên thị trường hay không?
Kiểm tra và xác minh kỹ xem liệu người bán có thật sự là một công ty đáng tin tưởng và uy tín để nhập hàng về hay không?
Bạn cần quyết định xem sẽ nhập full container (FCL) hay là hàng lẻ LCL (đóng ghép chung container với các hàng khác), sẽ đi đường biển hay là đường hàng không?
Để lựa chọn được sản phẩm kinh doanh phù hợp, bạn cần phải xác định rõ các yếu tố sau:
Bạn cần lựa chọn mặt hàng mà thị trường có nhu cầu mua trong hiện tại và tương lai. Ngoài ra, thị trường đó vẫn còn có thể tăng trưởng hoặc chưa bị bão hoà.
Tại sao bạn lại nghĩ bạn có thể thành công khi kinh doanh sản phẩm này? Bạn có sẵn kho bãi, hệ thống phân phối, địa điểm kinh doanh hoặc các mối quan hệ cần thiết để có thể nhanh chóng tìm được đầu ra khi hàng về không?
Với mô hình kinh doanh mới, hạn sử dụng của sản phẩm nên ít nhất là 6 tháng kể từ ngày hàng về kho. Khi chưa đảm bảo được đầu ra ổn định thì bạn nên tránh nhập các mặt hàng đông lạnh và hoa quả tươi do chúng có thời hạn bảo quản ngắn, dễ bị hư hỏng.
Mỗi loại sản phẩm có một mùa vụ riêng. Có thể sản phẩm đó được tiêu thụ quanh năm nhưng vẫn có một mùa vụ mà lượng tiêu thụ trên thị trường tăng cao. Ví dụ như là vào những ngày cận Tết, nhu cầu hàng hoá thực phẩm sẽ tăng mạnh. Do đó, thời gian để bắt đầu nghiên cứu nhập hàng nên là vào tầm khoảng tháng 6.
Bạn nên chuẩn bị cho việc nhập hàng trước mùa vụ khoảng 6 tháng:
Các loại thuế có thể phải đóng khi nhập hàng về kinh doanh thường là thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế bảo vệ môi trường,…
Trước tiên bạn cần phải xác định mã HS Code của hàng hoá đó để có thể tra cứu được mức thuế suất chính xác. Bạn nên tham khảo mã HS Code trên website của Hải quan Việt Nam. Mã HS Code thường chỉ nêu tính chất chung của hàng hoá chứ không nêu rõ theo tên mặt hàng. Do đó, việc một mặt hàng có thể được áp dụng 2 mã HS Code là hoàn toàn có khả năng. Bạn có quyền lựa chọn mã HS có thuế suất ưu đãi hơn.
Các bạn có thể tham khảo qua biểu thuế Xuất nhập khẩu năm 2021 tại đây nhé!
Việc bán một sản phẩm với mức giá cao hơn thị trường 10% và không có điểm gì khác biệt, trong khi thị trường lại đang có tới 20 nhà cung cấp lâu năm và nhiều tiềm năng phát triển thì mô hình kinh doanh này chắc chắn sẽ thất bại. Vì thế mà bạn không nên triển khai.
Vậy nên, việc cân đối được một giá bán ra hợp lý phụ thuộc vào các chi phí đầu vào của bạn, gồm các khoản sau đây:
Tóm lại, bạn cần lựa chọn một sản phẩm mà sau khi cân đối các chi phí thì có thể thu được mức lợi nhuận phù hợp. Sản phẩm và giá thành phải có khả năng cạnh tranh tương đối hoặc tuyệt đối so với các đối thủ khác trên thị trường.
Có rất nhiều trang web và nguồn tư liệu trên thế giới có thể giúp bạn xác định được nhà cung cấp hàng hoá phù hợp. Bạn có thể tham khảo và tìm kiếm tại các nguồn sau: cổng thông tin thương mại, website, blog, tạp chí, hội chợ thương mại, lãnh sự quán, phòng thương mại, truyền miệng,…
Tuy nhiên, dùng cách nào thì bạn vẫn cần phải kiểm tra danh tiếng và độ tin cậy của nhà cung cấp đó. Bạn có thể đặt các câu hỏi cho phía nhà cung cấp như sau:
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty trung gian rất không đáng tin. Họ giả làm nhà cung cấp, nhà sản xuất, người bán,… và sau đó, bạn sẽ nhận ra rằng công ty kia không hề tồn tại. Nếu bạn mới bắt đầu kinh doanh với nhà cung cấp, tốt nhất là bạn nên trực tiếp gặp mặt đối tác để xác minh họ, nhà xưởng, quy mô, người phụ trách và sản phẩm của họ là có thật. Nhiều nhà nhập khẩu đã bị tổn thất chỉ vì họ không chú ý đến những vấn đề quan trọng này. Còn nếu không có điều kiện, cách duy nhất là tham khảo thông tin thêm về nhà cung cấp qua các nguồn online.
Mặc dù có thể 2 bên có hợp đồng mua bán ghi rõ các điều khoản phạt, kiện tụng nhưng thường nó không mang tính chất thực thi do người mua sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc mời trọng tài quốc tế, và đi lại để dự phiên tòa nên thường họ sẽ đành chịu mất tiền.
Trong xuất nhập khẩu, có nhiều điều khoản giao hàng như FOB, CIF, EXW, DDP… Mỗi điều khoản lại quy định nghĩa vụ của bên mua và bên bán khác nhau. Tham khảo thêm các điều khoản giao hàng trong Incoterms 2020 nhé!
Ví dụ như trong quá trình nhập khẩu hàng hoá:
Việc xác định và thống nhất điều khoản mua bán là rất quan trọng bởi nó giúp người mua và người bán hiểu rõ nghĩa vụ và công việc cần làm của mỗi bên.
Đối với những người mới bắt đầu nhập hàng kinh doanh thì nên chọn điều kiện giao hàng FOB vì cước vận chuyển sẽ rẻ hơn và đây sẽ là lựa chọn an toàn nhất. Các doanh nghiệp nhập khẩu cũng nên tránh các điều khoản giao hàng CIF hoặc CFR.
Bạn cũng nên lưu ý một vài điểm khi lựa chọn và sử dụng điều kiện giao hàng Incoterms.
Để an tâm khi ký kết hợp đồng với nhà cung cấp, bạn nên phác thảo rõ ràng các ý chính trong hợp đồng được nêu cụ thể dưới đây :
Bên cạnh đó, bạn nên đọc, hiểu và xác định Incoterms, Biểu thuế Xuất nhập khẩu phù hợp nhất cho việc kinh doanh trước khi thỏa thuận về điều khoản bán hàng. Nhiều vụ việc gian lận, lừa dối và sai phạm xảy ra chỉ bởi vì người mua và người bán không hiểu Incoterms được sử dụng như thế nào.
Ngay cả khi bạn đã chỉ định một đại lý và để họ tự sắp xếp, giải quyết tiến trình thì cũng sẽ có những việc được hoàn thành tốt nhất nếu bạn có thể đích thân thực hiện.
Đây là một khía cạnh quan trọng khác trong tổng thể chu kỳ giao hàng. Bạn cần phải đảm bảo rằng hàng hóa được bảo hiểm thông qua một công ty bảo hiểm hàng hóa danh tiếng và uy tín. Một vài điều khoản được bảo hiểm như sau :
Xác minh và kiểm chứng rằng hàng của bạn đã được lên tàu, kiểm tra lộ trình của lô hàng, thời gian vận chuyển khoảng bao lâu, đặc biệt trong trường hợp bạn nhập hàng lẻ (LCL). Hầu hết các hãng tàu sẽ gửi cho bạn hoặc forwarder của bạn một thông báo hàng đến và đề cập khi nào hàng sẽ tới cảng đến.
Bài viết trên đây ắt hẳn đã phần nào giúp bạn hiểu thêm về các bước để có thể tự nhập hàng hóa về Việt Nam kinh doanh. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn nhiều lo ngại và chưa đủ tự tin trong lần đầu nhập hàng thì bạn có thể thuê các dịch vụ hỗ trợ để làm thủ tục từ bên ngoài.
DHS Logistics tự hào là đơn vị cung cấp các dịch vụ logistics chuyên nghiệp gồm Uỷ thác xuất nhập khẩu, Vận tải nội địa và quốc tế (đường biển, đường hàng không, đường bộ), Thủ tục hải quan trọn gói và dịch vụ Kho bãi (kho thường, kho lạnh, container lạnh trữ hàng).
DHS Logistics rất mong muốn có cơ hội được hợp tác cùng Quý Khách nên nếu có nhu cầu thuê dịch vụ giao nhận vận tải để hỗ trợ nhập khẩu hàng kinh doanh thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi ngay từ bây giờ theo thông tin đính kèm bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé !
Có thể bạn quan tâm :
Dịch vụ hải quan xuất nhập khẩu trọn gói tại Bắc Ninh
Dịch vụ hải quan xuất nhập khẩu trọn gói tại Bắc Giang
Dịch vụ hải quan xuất nhập khẩu trọn gói tại Thái Nguyên
Dịch vụ hải quan xuất nhập khẩu trọn gói tại Hà Nội
Dịch vụ hải quan xuất nhập khẩu trọn gói tại Hà Nam
Để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất cũng như nhận báo giá về dịch vụ của DHS Logistics, xin Quý khách vui lòng truy cập vào đường link : https://dhslogistics.vn/nhan-bao-gia.html, hoặc liên hệ trực tiếp vào số Hotline : 1800.088.856
Thông tin liên hệ :
Công ty Cổ Phần Tiếp Vận Quốc Tế DHS :
Fanpage: DHS Logistics
Website: https://dhslogistics.vn
Hotline: 1800 088 856
Email: tiepvan@dhslogistics.vn
DHS INTERNATIONAL LOGISTICS
Địa chỉ: Tầng 9 Tòa VNPT số 33 Lý Thái Tổ, Phường Ninh Xá, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh.
VPĐD: Phòng 608 TD Plaza, 20A Lê Hồng Phong, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam
Hotline: 1800 088856
Email: info@dhslogistics.vn
Wechat: dt_0943361666
Skype: DHS Logistics